Ngày: 22-05-2021 14:26

DANH SÁCH CÂU HỎI TRONG ĐỀ CƯƠNG ONLINE 
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

HƯỚNG DẪN: Để xem phần trả lời đề cương, các bạn vào phần "GIẢI ĐỀ CƯƠNG THI ONLINE_2021" và "GIẢI ĐỀ THI ONLINE 2020 FULL DẠNG BÀI" trong khóa học, bao gồm 5 chương tương ứng đề cương và giải mẫu 1 số đề vận dụng (Hình minh họa)

 

DANH SÁCH CÂU HỎI: Nhóm câu hỏi 1 gồm 5 chương như sau:

 

I. Chương 1

1. Nêu các khái niệm “Nghiên cứu”, “Khoa học”, “Nghiên cứu khoa học” “Phương pháp nghiên cứu khoa học”

2. Phân biệt nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; Nghiên cứu quy nạp và nghiên cứu diễn dịch; Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng?

3. Trình bày trình tự nghiên cứu khoa học của Thietart và cộng sự. Phân tích các bước trong quy trình này?

4. Giải thích các thuật ngữ “Khái niệm”, “Định nghĩa”, “Đối tượng nghiên cứu”, “Khách thể nghiên cứu”?

5. Biến số nghiên cứu là gì? Trình bày các loại biến số nghiên cứu?

6. Nêu các sản phẩm nghiên cứu khoa học cơ bản và nội dung cơ bản của mỗi loại.

 


II. Chương 2

 

1. Nêu khái niệm về “Ý tưởng nghiên cứu”? Trình bày các cơ chế hình thành ý tưởng nghiên cứu?

2. Nêu khái niệm về “Vấn đề nghiên cứu là gì”? Trình bày mô hình chung nhận dạng vấn đề nghiên cứu.

3. Mục đích, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu là gì? Nêu mối quan hệ giữa mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.

4. Giả thuyết nghiên cứu là gì? Trình bày những dạng thức giả thuyết nghiên cứu?

5. Trình bày khái niệm và vai trò của “Tổng quan nghiên cứu”? Nêu quy trình tổng quan nghiên cứu.

6. Nêu khái niệm “Thiết kế nghiên cứu”. Vẽ mô hình quy trình thiết kế nghiên cứu và phân tích các hoạt động của quy trình thiết kế nghiên cứu.

7. Nêu các tiêu chí phân loại thiết kế nghiên cứu? Phân biệt giữa nghiên cứu khám phá, nghiên cứu mô tả và nghiên cứu nhân quả?

8. Thiết kế nghiên cứu định tính là gì Nêu các căn cứ lựa chọn thiết kế nghiên cứu định tính. Lấy ví dụ minh họa cho thiết kế nghiên cứu định tính?

9. Thiết kế đinh lượng là gì? Nêu các căn cứ lựa chọn thiết kế nghiên cứu định lượng.

10. Thiết kế nghiên cứu hỗn hợp là gì? Nêu các căn cứ lựa chọn thiết kế nghiên cứu hỗn hợp.

 


III. Chương 3

 

1. Nêu các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính. Phân tích “Phương pháp nghiên cứu tình huống” “Phương pháp nghiên cứu tài liệu”.

2. Nêu các công cụ thu thập dữ liệu định tính? Phân tích công cụ “Phỏng vấn sâu”, “Thảo luận nhóm”, “Quan sát”, “Sử dụng thông tin có sẵn” trong thu thập dữ liệu định tính.

3. Nêu các bước trong quy trình nghiên cứu định tính? Phân tích các bước trong quy trình này

4. Nêu nguyên tắc chọn mẫu trong nghiên cứu định tính. Phân tích phương pháp “Chọn mẫu theo mục đích” và phương pháp “Chọn mẫu theo chỉ tiêu”

5. Trình bày tóm tắt quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính? Nêu tên một đề tài có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.

 


IV. Chương 4

 

1. Nêu khái niệm về nghiên cứu định lượng?

2. Nghiên cứu định lượng gồm có những phương pháp chủ yếu gì? Lấy ví dụ minh họa

3. Phân tích qui trình nghiên cứu định lượng?

4. Thế nào là dữ liệu sơ cấp? Ưu và nhược điểm? Dữ liệu sơ cấp gồm những loại gì?

5. Thế nào là dữ liệu thứ cấp? Ưu và nhược điểm? Dữ liệu thứ cấp gồm những loại gì?

6. Phân biệt giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp?

7. Nêu các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu: “Đám đông, phần tử, mẫu, đơn vị mẫu, khung mẫu, hiệu quả chọn mẫu, sai số trong chọn mẫu”? Tại sao cần phải chọn mẫu?

8. Hãy nêu các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (xác suất)?

9. Hãy nêu các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất)?

10. Phân tích qui trình chọn mẫu? Cách xác định kích thước mẫu?

11. Bản chất của đo lường khái niệm nghiên cứu là gì?

12. Có những cấp độ thang đo nào trong đo lường khái niệm nghiên cứu?

13. Hãy nêu một số vấn đề trong thiết kế bảng hỏi định lượng: Định khung bảng hỏi, xem xét thứ tự các câu hỏi và soạn thảo câu hỏi?

14. Phân tích nội dung của nhập và chuẩn bị dữ liệu trong thu thập dữ liệu định lượng?

15. Phân tích các nội dung chủ yếu của xử lý dữ liệu định lượng: Thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phân tích độ tin cậy thang đo và phân tích hồi qui tuyến tính?

 


V. Chương 5

 

1. Trình bày cấu trúc của một báo cáo nghiên cứu khoa học (Khóa luận tốt nghiệp đại học, báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên…). Cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học, cụ thể cho các phần: “Phần tóm lược”, “Phần đặt vấn đề”, “Phần tổng quan  lý thuyết/tài liệu”, “Phần phương pháp nghiên cứu”, “Phần kết quả/thảo luận”, “Phần kết luận và khuyến nghị”.

2. Những điểm chú ý về văn phong sử dụng trong báo cáo nghiên cứu khoa học?

3. Các cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học?

4. Trình bày cách viết tài liệu tham khảo trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học?

5. Trình bày các lưu ý khi thuyết trình báo cáo nghiên cứu khoa học.

 

 

DANH SÁCH CÂU HỎI: Nhóm câu hỏi 2 gồm các đề tài:

 

1. ĐỀ ONLINE

Đề 1: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên Đại học Thương Mại.

Đề 2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tinh thần học tập trực tuyến trong mùa Covid của sinh viên Đại học Thương mại.

Đề 3: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thảo luận nhóm của sinh viên đại học Thương Mại.

Đề 4: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến trong mùa Covid của sinh viên Đại học Thương mại.

2. ĐỀ OFFLINE

Đề 1: Hãy thiết kế một bảng hỏi khảo sát (định lượng) nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Thương mại”.

Đề 2: Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy xây dựng một bảng hỏi phỏng vấn định tính để tiến hành điều tra cho đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường ĐH Thương mại”.

Đề 3: Với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương mại”, anh/ chị hãy nêu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu của nghiên cứu này?